5 lời khuyên dành cho các bà mẹ có con biếng ăn

Trẻ em luôn muốn làm những thứ giống người lớn. Việc cả gia đình ăn uống cùng nhau và chia sẻ thức ăn cho nhau sẽ khuyến khích trẻ thử những điều mới. Nếu bé nhìn thấy bạn đang thử ăn một món ăn mà bé thấy rất sợ hoặc không thích, thì rất có thể bé sẽ có thêm can đảm hoặc hứng thú để ăn món ăn đó.

Có khi nào con của bạn trở về từ trường học với hộp cơm trưa còn nguyên vẹn hay những đồ ăn bạn chuẩn bị cho con vẫn còn thậm chí chưa đụng đến?

Nếu thói quen ăn uống của con là chủ đề đau đầu trong gia đình bạn, thì bạn hãy yên tâm rằng không phải chỉ mình bạn như vậy đâu. Có rất nhiều đứa trẻ biếng ăn như con bạn. Có vô số lý do khiến cho 1 đứa trẻ trở nên biếng ăn, chẳng hạn như do sở thích về mùi vị, kết cấu của món ăn, sợ thử thức ăn mới hoặc đơn giản là chúng không thấy đói. Nhưng cho dù vì lý do nào đi nữa, một đứa trẻ biếng ăn cũng rất dễ làm cho cha mẹ bực bội.

Đây là 5 lời khuyên dành cho phụ huynh của những bạn nhỏ “sành ăn” và “khảnh ăn” như vậy nhé:


Lần đầu làm mẹ với bao nhiêu điều mới mẽ , nên bạn muốn tìm hiểu về các kỹ năng nuôi con , cách chăm sóc con trẻ hay tìm hiểu về cách giáo dục trẻ hợp lý nhất  . Hãy đến với chúng tôi , bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về cách nuôi và chăm sóc con cái.

1. Chơi trò để đồ ăn trên đĩa

Nếu con của bạn nói không với một loại đồ ăn ngay khi mới nhìn thấy đồ ăn đó bày ra trước mặt, thì bạn hãy đưa ra 1 quy tắc rằng: bé bắt buộc phải để đồ ăn đó trên đĩa ăn của mình, kể cả khi bé không muốn ăn. Sau đó, bạn hãy bắt đầu một hoạt động nào đó mà bé thích, như đọc 1 quyển sách hoặc đặt những món ăn khác mà bé thích hơn vào đĩa của mình. Khi bé đã tham gia nhiệt tình rồi thì rất có khả năng bé sẽ “quay lại” ăn những món mà bé đã từ chối ngay từ đầu bữa đấy.

2. Cắn 1 miếng để cảm nhận hương vị

Hãy áp dụng quy tắc “Cắn một miếng” với con bạn thử xem? Điều quan trọng không phải là để tạo ra một cuộc đấu tranh quyền lực với con trong bữa ăn, mà đơn giản là để tạo ra một thói quen tốt khi mà tất cả mọi người trong gia đình đều tuân thủ quy tắc phải nếm hết tất cả các món ăn trên bàn. Bé sẽ chỉ cần thử hương vị của mỗi món và sẽ hoàn toàn có quyền quyết định xem có ăn tiếp món đó hay không. Nếu tất cả mọi người trong gia đình đều tham gia vào quy tắc này thì nó sẽ trở thành một thói quen tốt trong văn hóa gia đình. Quy tắc này sẽ cho con được cảm thấy mình có toàn quyền được quyết định ăn hay không ăn bất cứ thứ gì.



3. Ăn với con

Trẻ em luôn muốn làm những thứ giống người lớn. Việc cả gia đình ăn uống cùng nhau và chia sẻ thức ăn cho nhau sẽ khuyến khích trẻ thử những điều mới. Nếu bé nhìn thấy bạn đang thử ăn một món ăn mà bé thấy rất sợ hoặc không thích, thì rất có thể bé sẽ có thêm can đảm hoặc hứng thú để ăn món ăn đó.

4. Dẫn con đi ăn tối

Bố mẹ đôi khi sẽ rất ngạc nhiên khi đứa nhóc “khảnh ăn” của mình lại ăn ngon lành một loại đồ ăn mới ở nhà hàng. Thay đổi môi trường và làm cho bé cảm thấy mình như một “người lớn” sẽ khiến bé có hứng thú để thử những thứ mới hơn. Trẻ cũng có thể sẽ cởi mở và “thoáng tính” hơn khi có nhiều thứ khiến chúng phân tâm hơn ở nhà hàng.

5. Dừng ăn vặt.

Cho trẻ ăn bù với những đồ ăn vặt hoặc ăn nhẹ như snack hay nước trái cây thực ra sẽ chẳng giúp ích gì cho đứa trẻ biếng ăn của bạn cả, điều đó chỉ làm cho bé không thấy đói vào bữa ăn chính mà thôi. Bữa phụ hoặc đồ ăn vặt chỉ nên cho bé ăn vào 1 thời điểm thích hợp và nên là cùng vào một thời điểm trong ngày để bé có phản xạ tiêu hóa tốt hơn và có phản xạ đói khi vào bữa ăn chính.

Những lời khuyên trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ khi bạn gặp rắc rối với những “chiêu trò” của các cô bé cậu bé lười ăn. Để giải quyết tốt hơn vấn đề này, bạn nên cố gắng tìm hiểu thật sự nguyên nhân từ đâu để có những phương pháp phù hợp hơn, biến mỗi bữa ăn thành một niềm vui cho bé nhé.

Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh
Giáo Dục Trẻ
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh
Sự Phát Triển Của Thai Nhi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sốt mọc răng phải làm thế sao để khỏi nhanh

Bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý nếu bị ép cân