Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà

Làm giảm việc đau nhức mắt: Cần tránh khói bụi, những vật có thể gây tổn thương cho mắt. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, cần phải chuyển sang đeo kính có gọng cho đến khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn.


Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt…

Khi gặp phải những dấu hiệu này bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác là bị đau mắt đỏ hay không.

Việc điều trị tại nhà sẽ được tiếp tục với đơn thuốc của bác sĩ cho bệnh. Tuy nhiên để việc điều trị có hiệu quả bạn có thể tham khảo và làm theo những hướng dẫn sau:

Làm giảm việc đau nhức mắt: Cần tránh khói bụi, những vật có thể gây tổn thương cho mắt. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, cần phải chuyển sang đeo kính có gọng cho đến khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn.

Dùng gạc lạnh hoặc gạc ấm (tùy loại mà bạn cảm thấy tốt nhất cho mắt) đắp vào mắt. Nếu là đau mắt do dị ứng, một miếng gạc mát có thể cảm thấy tốt hơn. Nếu là do nhiễm trùng, một miếng gạc ấm, ẩm ướt có thể làm dịu mắt và giúp giảm tấy, đỏ, sưng. Để tránh lây nhiễm chéo giữa hai mắt cần phải dùng các miếng gạc khác nhau cho mỗi mắt.Khi gặp phải những dấu hiệu này bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác là bị đau mắt đỏ hay không.

Lần đầu làm mẹ với bao nhiêu điều mới mẽ , nên bạn muốn tìm hiểu về các kỹ năng nuôi con , cách chăm sóc con trẻ hay tìm hiểu về cách giáo dục trẻ hợp lý nhất  . Hãy đến với chúng tôi , bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về cách nuôi và chăm sóc con cái.

Việc điều trị tại nhà sẽ được tiếp tục với đơn thuốc của bác sĩ cho bệnh. Tuy nhiên để việc điều trị có hiệu quả bạn có thể tham khảo và làm theo những hướng dẫn sau:

Làm giảm việc đau nhức mắt: Cần tránh khói bụi, những vật có thể gây tổn thương cho mắt. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, cần phải chuyển sang đeo kính có gọng cho đến khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn.

Dùng gạc lạnh hoặc gạc ấm (tùy loại mà bạn cảm thấy tốt nhất cho mắt) đắp vào mắt. Nếu là đau mắt do dị ứng, một miếng gạc mát có thể cảm thấy tốt hơn. Nếu là do nhiễm trùng, một miếng gạc ấm, ẩm ướt có thể làm dịu mắt và giúp giảm tấy, đỏ, sưng. Để tránh lây nhiễm chéo giữa hai mắt cần phải dùng các miếng gạc khác nhau cho mỗi mắt.


Làm sạch mắt: Dùng khăn mặt riêng cho mỗi thành viên: Rửa 3 lần một ngày

- Cho khăn lau vào chậu sạch với một chút muối

- Đổ nước sôi vào chậu cho đến khi ngập khăn (với mục đích sát trùng khăn trước khi rửa)

- Có thể chờ cho nước nguội hoặc sau hai đến ba phút thì cho thêm nước lạnh vào

- Rửa mắt từ bên trong (bên cạnh mũi) về phía ngoài. Không được cọ sát quá mạnh và nhiều lần để tránh tình trạng làm tổn thương mắt

- Sau khi rửa cần giặt khăn bằng xà phòng và phơi ngoài nắng hoặc chỗ thoáng mát.

Nếu mắt có nhiều nhử nghèn thì có thể dùng khăn giấy hoặc bông ẩm lau rồi bỏ đi ngay.

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ: Đa phần các trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn thường đáp ứng tốt với thuốc nhỏ mắt có chứa Tobramycin, ngoài ra tùy từng nguyên nhân bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau.

Phòng lây lan: Đau mắt đỏ dễ lây lan có thể gây thành đại dịch, có thể bắt nguồn khi một người trong gia đình mắc có thể lây ra cả nhà rồi lây lan ra cả cộng đồng, nhất là những nơi tập trung đông người như cơ quan, trường học…..Để tránh lây lan cho những người xung quanh, cần phải thực hiện các biện pháp:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn

- Không dùng chung những vật dụng như khăn mặt, đồ ăn uống, tránh tiếp xúc với bệnh phẩm như nhử mắt, nước mắt của người bệnh.

- Nên nghỉ ngơi ở nhà trong những ngày phát bệnh, không nên đến nơi công cộng, đi làm, đi học,….

- Nếu trong nhà có người bị đau mắt đỏ, các thành viên khác nên cũng được vệ sinh mắt hàng ngày (riêng dụng cụ vệ sinh) và nhỏ nước muối. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.


Các triệu chứng để theo dõi trong quá trình điều trị tại nhà: Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính có thể hết trong vòng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên nếu gặp phải những triệu chứng sau, bạn phải đến cơ sở y tế để được khám lại và điều trị kịp thời:

- Giảm thị lực, mờ mắt tiến triển

- Đau mắt tăng lên không giảm

- Các dấu hiệu nhiễm trùng phát triển.

- Các triệu chứng trở lên nặng hơn hoặc thường xuyên.
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh
Giáo Dục Trẻ
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sốt mọc răng phải làm thế sao để khỏi nhanh

Bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý nếu bị ép cân

5 lời khuyên dành cho các bà mẹ có con biếng ăn