Hãy để mắt đến những thực phẩm khiến con gặp nguy hiểm

Đặc biệt khi trong gia đình có người thân của trẻ bị tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì càng nên cẩn thận khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng trên, tốt nhất là chỉ ăn sau 1 tuổi hoặc khi bé lớn hơn.


Khi con bạn càng lớn thì bé sẽ càng có hứng thú ăn thử những loại đồ ăn của người lớn, và ngược lại bạn cũng rất háo hức để làm cho bữa ăn của con thật phong phú đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại thực phẩm đều an toàn cho con bạn ở mọi độ tuổi. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần lưu ý khi cho trẻ ăn:

- Sữa ít béo: hầu hết trẻ em đều cần chất béo và năng lượng của sữa nguyên chất để tăng trưởng và phát triển. Do đó nên tránh cho trẻ uống sữa ít béo cho đến khi bé được 2 tuổi. Khi bé được hơn 2 tuổi, nếu như trẻ không có bất kỳ vấn đề gì về tăng trưởng thì bạn có thể bắt đầu giới thiệu cho trẻ thực phẩm này nếu muốn. Trừ trường hợp đặc biệt khi con bạn có nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim mạch thì các bác sĩ có thể khuyên cho uống sữa ít béo trước 2 tuổi.

Lần đầu làm mẹ với bao nhiêu điều mới mẽ , nên bạn muốn tìm hiểu về các kỹ năng nuôi con , cách chăm sóc con trẻ hay tìm hiểu về cách giáo dục trẻ hợp lý nhất  . Hãy đến với chúng tôi , bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về cách nuôi và chăm sóc con cái.

Hóc nghẹn có thể xảy ra nếu bạn không để mắt tới trẻ khi ăn các thực phẩm như:

- Những thức ăn để miếng to: các loại rau củ trái cây như cà rốt, cần tây, đậu xanh, nho, cà chua bi… cần được thái hạt lựu hoặc thái nhỏ trước khi cho trẻ ăn

- Những thức ăn nhỏ, cứng: kẹo cứng, viên thuốc, các loại hạt, bỏng ngô là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹn hóc. Các loại hạt có thể quá nhỏ để không gây nghẹn nhưng nó có thể bị kẹt lại trong đường thở của trẻ và gây nhiễm trùng.

- Thức ăn mềm, dính: tránh ăn kẹo cao su và các thức ăn mềm dính như kẹo dẻo, thạch hay kẹo gôm vì khi trẻ ăn có thể mắc nghẹn trong họng mà rất khó để lấy ra khi gặp sự cố.

- Không để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, cười đùa hoặc ăn mà không có sự giám sát của người lớn.


Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý đến các thực phẩm có thể gây dị ứng cho con bạn, cụ thể như: trứng, sữa bò tươi, lạc, lúa mì, đậu nành, các loại hạt, cá, tôm, cua, thủy hải sản… Những thực phẩm này không nên cho trẻ ăn khi chưa được 1 tuổi. Khi bạn bắt đầu quyết định cho trẻ thử những đồ ăn này, thì nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ trước để xem phản ứng của trẻ, đề phòng trường hợp dị ứng, quá mẫn. Do những thức ăn này có tính dị nguyên cao, trong khi hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của đường tiêu hóa cao nên nếu tiếp xúc với dị nguyên có khả năng phát triển thành dị ứng.

Đặc biệt khi trong gia đình có người thân của trẻ bị tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì càng nên cẩn thận khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng trên, tốt nhất là chỉ ăn sau 1 tuổi hoặc khi bé lớn hơn.

Nói chung, trẻ dưới 5 tuổi kỹ năng trong việc ăn uống, nhai nuốt chưa hoàn toàn thành thạo và chức năng tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ, do đó việc cho trẻ ăn gì và ăn như thế nào vẫn cần sự giám sát chặt chẽ của bạn và người lớn trong gia đình để đảm bảo an toàn cho trẻ, tuyệt đối tránh những tai nạn không đáng có.
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh
Giáo Dục Trẻ
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sốt mọc răng phải làm thế sao để khỏi nhanh

Bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý nếu bị ép cân

5 lời khuyên dành cho các bà mẹ có con biếng ăn