Kỹ năng giúp các con tránh bị bạo hành khi đến lớp

Ai từng làm cha làm mẹ sẽ hiểu công việc trông trẻ, chơi và chăm sóc trẻ không bao giờ là công việc dễ dàng. Trông một trẻ đã mệt, thì tưởng tượng trông vài chục trẻ, đứa thì nghịch, đứa thì khóc, đứa thì nôn trớ, đứa thì đại tiểu tiện không đúng chỗ, thì sẽ khủng khiếp đến mức nào!


Tạm thôi phẫn nộ, tạm thôi bức xúc trước hành vi đánh trẻ dã man của các giáo viên mầm non Sen Vàng với trẻ nhỏ, bố mẹ cần bình tâm ngồi lại và tìm ra cách bảo vệ con mình khỏi bạo hành mầm non.

Trước những dư luận xôn xao về clip những đứa trẻ mầm non bị cô giáo dùng dép đập vào đầu, dùng chân thụi vào bụng, hay bị tát, dọa dẫm vì không chịu ăn... Ai cũng xót xa. Đặc biệt những người mẹ sắp và đang có con đi học mầm non bỗng lo lắng, hoang mang, vội vàng chia sẻ clip như một lời nhắc nhở bản thân mình. Nhiều mẹ giật mình sợ hãi khi không biết con mình liệu có rơi vào cảnh “bạo lực mầm non” đó không?

Lần đầu làm mẹ với bao nhiêu điều mới mẽ , nên bạn muốn tìm hiểu về các kỹ năng nuôi con , cách chăm sóc con trẻ hay tìm hiểu về cách giáo dục trẻ hợp lý nhất  . Hãy đến với chúng tôi , bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về cách nuôi và chăm sóc con cái.


Tạm thôi phẫn nộ, tạm thôi bức xúc trước hành vi đánh trẻ dã man của các giáo viên mầm non Sen Vàng với trẻ nhỏ, các bố mẹ cần bình tâm ngồi lại và tìm ra cách bảo vệ con mình khỏi bạo hành mầm non.

Rèn con tự lập là cách bảo vệ con khỏi bạo hành mầm non hiệu quả nhất

Bố mẹ nào cũng từng trải qua tâm trạng lo lắng khi con chuẩn bị đi nhà trẻ. Lo con có khóc nhè không, có lạ cô không, có nhanh thích nghi không, có ăn được nhiều không, có bị bạn đánh không….Hầu như vị bố mẹ nào cũng tìm hiểu rất kỹ, từ cơ sở vật chất, chế độ ăn uống và cả phương pháp nuôi dạy trẻ của trường mầm non định cho con theo học. Tuy nhiên có một điều quan trọng hơn cả, mà bố mẹ thường quên đó là: chuẩn bị kỹ năng cho trẻ trước khi đi mẫu giáo, mầm non.


Ai từng làm cha làm mẹ sẽ hiểu công việc trông trẻ, chơi và chăm sóc trẻ không bao giờ là công việc dễ dàng. Trông một trẻ đã mệt, thì tưởng tượng trông vài chục trẻ, đứa thì nghịch, đứa thì khóc, đứa thì nôn trớ, đứa thì đại tiểu tiện không đúng chỗ, thì sẽ khủng khiếp đến mức nào!

Trong khi nhiều bố mẹ Việt vẫn có thói quen phục vụ con một cách mù quáng, chiều con vô độ, làm hộ cho con mọi việc vì cho rằng như thế mới là yêu con thì ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản và Đức, họ rất coi trọng việc dạy con tự lập từ sớm. Họ khó chấp nhận việc trẻ 2-3 tuổi chưa biết tự đi vệ sinh, tự cầm thìa ăn hay làm những việc cá nhân cơ bản. Họ coi việc rèn con tự lập từ chuyện nhỏ nhất là đi vệ sinh là một cách để dạy con có trách nhiệm với bản thân, và để mỗi ngày đến trường của con là trải nghiệm vui vẻ thực sự.

Thế nên bố mẹ cần chuẩn bị cho con kỹ năng, cụ thể ở đây là rèn con biết tự đi vệ sinh, gọi mỗi khi cần đi vệ sinh và tự cầm thìa ăn. Những kỹ năng này không chỉ giúp cô giáo đỡ vất vả, căng thẳng khi trông trẻ mà còn hạn chế đáng kể nguy cơ con bị bạo hành.


Cụ thể nên rèn con tự lập như thế nào?

Về chuyện đi đại tiểu tiện, nên dạy trẻ cách gọi, ra hiệu cho người lớn khi cần buồn đại tiện, tiểu tiện. Luôn nói với trẻ: “Khi nào con buồn đi thì gọi mẹ nhé” hoặc thi thoảng hỏi trẻ có buồn đi hay không. Tập cho con ngồi bô càng sớm càng tốt, thông thường nên tập khi trẻ 7 tháng tuổi, có thể ngồi vững.

Tốt hơn hết bố mẹ nên rèn con đi vệ sinh tại nhà. Có thể rèn cho con vào buổi sáng hoặc buổi tối theo giờ cố định. Mỗi lần tập cho con như vậy, luôn luôn nói với con rằng: “con đi vệ sinh tại nhà nhé, đừng đi ở lớp, lớp đông như vậy mà bạn nào cũng đi vệ sinh thì vất vả cho cô”. Đừng nghĩ trẻ con không hiểu gì, bố mẹ cứ lặp đi lặp lại những câu như vậy, dần dần dần trẻ sẽ hiểu và hợp tác làm theo.


Về việc tự cầm thìa ăn, giai đoạn 9 -12 tuổi là giai đoạn trẻ rất hứng thú với việc tự cầm thìa xúc thức ăn đưa vào miệng. Thế nên giai đoạn này cần tạo điều kiện cho trẻ và không làm giảm hứng thú của trẻ. Ban đầu có thể bố mẹ sẽ vất vả hơn khi dọn dẹp mỗi lần trẻ ăn xong, nhưng trẻ sẽ sớm thành thạo kỹ năng này trong thời gian ngắn. Miễn là bố mẹ cho trẻ được “tập luyện”.

Ngoài ra, một số kỹ năng khác như tự cất giày dép, tự cầm ba lô nhẹ, tự đi lấy nước uống, tự rửa tay trước và sau khi ăn, tự biết cất bát, thìa đúng chỗ cũng cần dạy trẻ từ sớm sẽ hạn chế được nguy cơ con bị bạo hành tại trường mầm non.
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh
Giáo Dục Trẻ
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sốt mọc răng phải làm thế sao để khỏi nhanh

Bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý nếu bị ép cân

5 lời khuyên dành cho các bà mẹ có con biếng ăn